“Phim hoạt hình thương mại tận dụng tối đa khả năng biểu đạt hình ảnh tiên tiến nhất cũng giống như bức tranh sơn dầu 400 năm tuổi ở bảo tàng Louvre vậy.” Bạn có thể ngạc nhiên khi nghe ai đó nói điều này. Tuy nhiên, nếu nhìn lại lịch sử hội họa, chúng ta có thể thấy những điểm tương đồng với ngành công nghiệp Animation.
Đầu tiên, không giống như thời hiện đại, các nghệ sĩ không tự mình sáng tạo ra những bức tranh mà có những người đặt hàng trước.
Trước đây, tranh chân dung, tranh tôn giáo, tranh lịch sử và tranh thần thoại đều được vẽ bởi các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo như hoàng gia, quý tộc và nhà thờ. Chúng chủ yếu được sản xuất cho mục đích thực tế như ghi chép, truyền đạt, kỷ niệm và trang trí.
Lý do là vì thời đó việc sản xuất một bức tranh rất tốn kém. Đặc biệt, ngọc lưu ly, nguyên liệu để tạo màu xanh được cho là có giá trị hơn vàng. Nếu là ở hiện đại, nó sẽ giống ý nghĩa kinh tế của việc làm một series Animation, phim bộ dài tập hoặc điện ảnh.
Đương nhiên, điều này tạo ra mối quan hệ giữa người đặt hàng và người nhận đơn hàng.
Theo thuật ngữ hiện đại, người trả tiền là người tài trợ, nên đương nhiên, họ sẽ yêu cầu họa sĩ làm mọi thứ theo đúng yêu cầu đặt hàng. Trong các bức tranh tôn giáo, ngay cả tư thế đứng và đồ đạc của các vị thánh cũng được ghi chi tiết.
Thứ hai là vấn đề làm việc tập thể.
Vào thời điểm đó, màu vẽ không phải là thứ mà các họa sĩ có thể mua ngay ở các cửa hàng cung cấp đồ mỹ nghệ như ngày nay. Các họa sĩ phải nghiền ra bột màu và trộn với dầu để tạo ra màu vẽ. Hơn nữa việc bảo quản cũng khó khăn và tốn thời gian.
Để tạo ra phần khung cho một bức tranh lớn đã tốn rất nhiều công sức nên nếu người họa sĩ làm một mình sẽ tốn quá nhiều thời gian và không thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Việc này đòi hỏi một số lượng lớn nhân viên, đồng thời cũng phát sinh ra thù lao sẽ phải trả cho họ.
Thời gian sản xuất một bức tranh càng lâu thì chi phí nhân công sẽ càng cao, do đó, để hoàn thành công việc trong ngân sách mà khách hàng đã quy định, thì cần phải làm song song nhiều bức tranh và trong thời gian càng ngắn càng tốt.
Do đó, sự phân chia vai trò sẽ được tạo ra, những người thợ trẻ chuẩn bị màu vẽ và khung, những người thợ có thâm niên vẽ khớp với mẫu hoàn thiện do người đứng đầu vẽ. Cuối cùng người đứng đầu sẽ hoàn thiện tô màu. Đây chính xác là mô hình hoạt động của công ty và nhà máy ngày nay. Nếu chúng ta áp dụng định nghĩa tương tự như ngày nay thì cả các họa sĩ đều vừa là "nhà thiết kế" vừa là “nhà quản lí”.